Bí quyết chọn nền tảng web bán hàng phù hợp cho doanh nghiệp: Hệ thống hay WordPress?

Bí quyết chọn nền tảng web bán hàng phù hợp cho doanh nghiệp- Hệ thống hay WordPress?

Bạn đang phân vân nên chọn web bán hàng kiểu hệ thống (Haravan, Sapo, Nhanh.vn) hay web đơn lẻ dùng WordPress? Bài viết này sẽ so sánh chi tiết ưu và nhược điểm của hai giải pháp này để giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Web kiểu hệ thống (Haravan, Sapo, Nhanhvn…)

Ưu điểm:

1. Dễ sử dụng: Các hệ thống được phát triển tập trung tối đa cho việc quản lý việc bán hàng, do đó các chức năng sẽ được sắp xếp đủ với như cầu một website bán hàng online. Nền tảng web kiểu hệ thống có giao diện quản trị trực quan, tinh gọn hơn trong thao tác. Điều này quan trọng đối với các doanh nghiệp mới bắt đầu với việc thực hiện và quản lý cửa hàng trực tuyến của họ mà không cần có kiến thức nhiều về công nghệ.

2. Tích hợp nhiều tính năng: Sự tích hợp của nhiều tính năng quan trọng như quản lý bán hàng, marketing, và báo cáo thống kê giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh của mình. Các chức năng cơ bản nhất của quá trình bán hàng online được thiết kế sẵn, phù hợp với thị trường thói quen người dùng tại Việt Nam.

3. Hỗ trợ đa kênh: Khả năng bán hàng, quản lý trên nhiều kênh khác nhau như website, Facebook, sàn TMĐT giúp doanh nghiệp tiếp cận đa dạng khách hàng mà không cần phải đầu tư quá nhiều vào việc quản lý từng kênh một.

3. Thanh toán online: Việc thanh toán online là cần thiết với các doanh nghiệp, shop lớn đã nhận được sự tin tưởng từ khách hàng, các cổng thanh toán online đầy đủ được tích hợp sẵn giúp quá trình thanh toán trở nên nhanh chóng và dễ dàng cho khách hàng.

Nhược điểm:

1. Tính tùy biến thấp:

Mặc dù các nền tảng này cung cấp một số tính năng sẵn có, nhưng tính tùy biến vẫn còn hạn chế. Điều này có thể tạo ra rào cản đối với các doanh nghiệp muốn có một trang web hoàn toàn duy nhất và phù hợp với nhãn hiệu của họ.

Hầu hết các website hệ thống có chức năng rất đầy đủ cho một shop bán hàng cơ bản với các sản phẩm phổ thông. Tuy nhiên với các website đặc thù như đặt lịch, đặt phòng khách sạn, đặt món ăn nhà hàng, tour du lịch, website dạng review thì web dạng hệ thống trở nên thiếu linh hoạt và khó tuỳ biến phù hợp với nhu cầu riêng như vậy.

2. Phụ thuộc vào nhà cung cấp: Sự phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ có thể gây ra rủi ro về mặt kinh doanh nếu có sự cố kỹ thuật hoặc mâu thuẫn với nhà cung cấp.

3. Chi phí:

Website hệ thống được tích hợp đầy đủ chức năng cho việc bán hàng online, nhưng đôi khi nó lại quá nhiều, thừa chức năng không dùng đến. Ví dụ một shop quy mô nhỏ không có nhu cầu bán hàng trên sàn TMĐT, mỗi ngày chỉ vài đơn đến 10-20 đơn thì việc đầu tư hẳn một trang web với quá nhiều chức năng là một điều không mấy cần thiết.

Hình thức thanh toán cũng là một trở ngại cho các đơn vị nhỏ khi mà thường phải đăng ký gói dài hạn 2-3 năm là phổ biến. Web hệ thống thường phải mua kèm những chức năng không cần thiết, hosting cũng đôi khi không dùng nhiều đến vậy.

Web đơn lẻ dùng WordPress:

Ưu điểm:

1. Tính tùy biến cao: WordPress cung cấp một loạt các theme và plugin cho phép doanh nghiệp tùy chỉnh và mở rộng tính năng của trang web của họ theo cách mong muốn. Hầu như các chức năng cho một website cơ bản đều có thể làm được với plugin hoặc theme trả phí như: đặt phòng khách hạn, đặt xe, đặt lịch cho nhà hàng, cắt tóc, tour du lịch…

2. Kiểm soát hoàn toàn: Với WordPress tự lưu trữ, doanh nghiệp có hoàn toàn quyền kiểm soát về việc cập nhật, bảo trì và mở rộng trang web của mình. Hoàn toàn chủ động trong việc đăng ký hosting, tên miền theo ý muốn, sở hữu trực tiếp chúng khi các thông tin hoàn toàn là của bạn.

Nhược điểm:

1. Cần chút thời gian để làm quen: Giao diện quản trị của WordPress có thể phức tạp đối với người mới bắt đầu,  đối với những người không am hiểu công nghệ. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra với các website sử dụng giao diện (theme) giá rẻ, với các đơn vị có kinh nghiệm sẽ áp dụng những giao diện (theme) nổi tiếng, điều này giúp việc quản lý thao tác trên website cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

2. Ít tính năng đa kênh: Mặc dù có thể mở rộng với các plugin, nhưng WordPress cơ bản không cung cấp một số tính năng như quản lý bán hàng đa kênh như được tích hợp sẵn trong các nền tảng kiểu hệ thống.

3. Thanh toán online: Việc thanh toán online sẽ có chút khó khăn hơn khi các cổng thanh toán online “chính thống” chưa được phổ biến tại Việt Nam. Những plugin đã dần dần hình thành nhưng đa phần là các cá nhân tự viết vì vậy việc đảm bảo bảo mật, an toàn trong quá trình thanh toán là một câu hỏi cần cân nhắc. Tuy nhiên nếu chỉ là một shop vừa và nhỏ thì chức năng thanh toán online là không cần thiết, thậm chí việc tích hợp thanh toán online cũng không giúp ích nhiều khi phần đa khách hàng sẽ lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt COD.

Phân tích thêm:

– Tính linh hoạt: WordPress thường phù hợp với các doanh nghiệp muốn tùy chỉnh từng chi tiết của trang web của họ, trong khi các nền tảng kiểu hệ thống thích hợp với các doanh nghiệp muốn một giải pháp đa kênh.

– Quản lý chi phí: Trong khi WordPress có chi phí ban đầu vừa phải, phù hợp với các thương hiệu cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các dịch vụ kiểu hệ thống thường có chi phí cao hơn trong việc duy trì và sử dụng dài hạn. Việc lựa chọn giữa hai loại trang web này thường phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh cụ thể và nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp.